Những ai đã từng sử dụng micro karaoke, ít nhiều cũng gặp phải tình trạng micro bị hú phát ra từ loa karaoke làm mình rất khó chịu. Hãy để TCA giải thích cho bạn tại sao micro hát karaoke bị hú? Và cách khắc phục đơn giản nhất như thế nào nhé!
Micro bị hú là trường hợp thường hay gặp nhất khi sử dụng dàn âm thanh karaoke. Nếu tình trạng micro bị hú cứ duy trì hoài, thì:
Micro bị hú có rất nhiều nguyên nhân:
Micro xuất hiện tiếng hú do vị trí của micro đối diện và gần với vị trí đặt của loa. Khi bạn hát, micro thu âm và phát ra loa, vô tình âm thanh phát ra từ loa lại được micro thu âm lại và khuếch đại lên theo cấp số nhân. Cứ thế tạo ra nhiều vòng tuần hoàn như vậy, gây ra hiện tượng micro bị hú.
Quy trình âm thanh phát ra từ loa: Âm thanh được thu vào micro, rồi qua EQ, truyền đến bộ xử lý và đi đến bộ đẩy công suất, cuối cùng rồi thoát ra ngoài loa.
Nguyên nhân micro bị hú còn có sự ảnh hưởng bởi nguyên tố - gọi là tần số cộng hưởng liên quan đến không gian trong phòng. Mọi đồ vật, diện tích căn phòng, kiểu thiết kế trong phòng cũng đều có khả năng dội lại âm thanh khi loa phát ra, làm cho micro thu nhiều tạp âm dẫn đến xuất hiện tiếng hú.
Để hình dung nguyên nhân này bạn có thể liên tưởng đến việc bạn áp con ốc (có kích thước to nhỏ khác nhau) vào tai và nghe thấy tiếng hú vậy!
Micro có lỗ thoát hơi được thiết kế phía sau màng nhún của micro. Khi micro bị hú, có thể lỗ thoát hơi đang bị bịt kín, nên xuất hiện âm thanh cộng hưởng diễn ra bên trong thân micro.
Micro bị hú có thể do người hát vô tình để tay của mình che ăng ten của loại micro không dây. Không những thế, việc đặt micro sát miệng cũng xuất hiện tiếng hú.
Micro không đủ công suất - để đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng, cũng là nguyên nhân làm cho micro bị hú. Nói một cách khác, tín hiệu âm thanh không nằm trong Headroom dự trữ và đạt đến độ Clip nên làm cho âm thanh bị méo, gây tiếng hú.
Amply nói riêng và các thiết bị khuếch đại nói chung, nếu thiếu công suất sẽ khiến loa hoạt động với âm lượng không đủ mạnh mẽ và cũng phát sinh ra tiếng hú.
Đây cũng là nguyên nhân khiến cho micro bị hú. Nếu điều chỉnh amply chưa đúng cách thì micro sẽ xuất hiện tiếng hú rít. Ngoài ra, ở một số dòng amply karaoke không hỗ trợ việc loại bỏ tiếng hú nên dễ xuất hiện tình trạng micro bị hú.
Với mỗi nguyên nhân làm cho micro bị hú đã được liệt kê phía trên, bạn có thể tìm cho mình cách khắc phục đơn giản nhất:
Nguyên nhân |
Cách khắc phục |
Vị trí micro hướng thẳng và gần loa |
- Di chuyển hướng micro tránh gần và đối diện trực tiếp với loa. - Ngoài ra, cần chú ý đến cách sắp xếp vị trí loa trong căn phòng. Nếu do không gian căn phòng, thì bạn cần mua mút cách âm cách nhiệt (mút trứng tiêu âm) để dán trên tường, hay góc tường. |
Lỗ thoát hơi micro bị nghẽn |
- Kiểm tra phía lỗ thoát hơi micro, hoặc bạn có thể đem ra tiệm để nhờ thợ sửa kiểm tra thiết bị. - Ưu tiên chọn mua micro tốt, có xuất xứ rõ ràng. Ví du: micro có dây nên mua loại dây tốt có bọc 1 lớp dây kim loại bên ngoài – giúp bảo vệ tín hiệu truyền từ micro vào amply. |
Thao tác cầm micro không đúng |
- Chú ý đến cách cầm micro, tránh dùng tay che tín hiệu ăng ten của micro. - Giữ khoảng cách miệng và micro cho hợp lý, để không xuất hiện tiếng hú. |
Micro bị thiếu công suất |
- Tăng công suất của dàn amply lên. - Điều chỉnh mức độ nhạy của micro để nó bắt kịp tiếng của chính nó khi phát ra loa để không xuất hiện tiếng hú. |
Chỉnh amply chưa đúng |
- Điều chỉnh lại amly sao cho phù hợp. - Có thể chọn mua các loại ampy có hỗ trợ loại bỏ tiếng hú. |
Amply thiếu công suất |
-Cần lưu ý đến các thông số kỹ thuật của loa và power amplifier (gọi là amply công suất) như công suất, độ nhạy, trở kháng để bộ dàn âm thanh hoạt động tránh tình trạng hú, rít. Ngoài ra, có thể dùng thêm thiết bị hỗ trợ để khuếch đại tín hiệu âm thanh như bộ điều chỉnh pha, bộ dịch chuyển tần số,… |
Điều chỉnh amply không là một trong những nguyên nhân làm cho micro bị hú. Dưới đây là một số lưu ý dành cho bạn khi điều chỉnh amply:
Có thể nói việc điều chỉnh amlpy còn tùy thuộc vào kinh nghiệm và trình độ hiểu biết về thiết bị và âm thanh của người sử dụng.
Một số bài viết liên quan Tư vấn Âm thanh karaoke gia đình , mời bạn tham khảo: