Thuật ngữ mixer mô tả thứ hạng của của nhiều thiết bị cũng rộng như toàn bộ lĩnh vực âm thanh. Đa dạng hơn, nó còn gọi là board, soundboard, mixing console và mixing desk.
Mục đích cơ bản của mixer, dĩ nhiên, là để kết hợp, kiểm soát, xử lý và tác động lên những tín hiệu đưa vào nó. Trong tất cả, nhưng trong hầu hết hệ thống cơ bản, mixer là công cụ thiết thực chính của bất kỳ người vận hành hệ thống âm thanh nào. Hiểu theo phương diện nào đó, nghệ thuật của kỹ sư âm thanh là mang đến sự sống động.
Nói chung, thuật ngữ desk sử dụng chủ yếu ở nước Anh. Thông thường, bất kỳ mixer 12 kênh (channel) hay lớn hơn mà nằm phẳng có thể gọi là board, trong khi bất kỳ mixer nào trên 30 channel có thể chấp nhận gọi là console.
Mixer âm thanh có thể thiết kế để thực hiện khá rộng chức năng xử lý/định tuyến tín hiệu. Hầu hết chức năng của một mixer điển hình có thể mô tả bằng hai loại cơ bản: loại liên kết với channel input và loại liên kết với master, hay channel output.
Một channel input điển hình, từ quan điểm của người vận hành (operator), sẽ có hai mức độ điều khiển, phần điều khiển âm sắc (EQ), và một hay nhiều điều khiển phụ cho phép nhân bản tín hiệu và gởi đến những output riêng biệt.
Mixer làm được tất cả, nhưng hầu hết những ứng dụng cơ bản đều được thiết kế để cho phép kiểm soát tín hiệu trong nhiều giai đoạn. Điều này cho phép người vận hành sử dụng tối ưu những mạch điện của hệ thống (để cho phép có ngưỡng headroom tương xứng và có tỷ lệ giữa tín hiệu với tiếng nhiễu signal-to-noise ratio tốt nhất). Giai đoạn đầu tiên, bộ suy giảm tín hiệu nhập (input attenuation), cho phép những tín hiệu đến sẽ ổn định trước khi vào mạch còn lại của kênh (channel) đó, cho phép có cường độ tín hiệu tương xứng mà không làm quá tải channel đó. Nó cũng cho phép fader bố trí trong một dải hoạt động thuận tiện cho người vận hành. Fader thường đặt dưới cùng của từng channel (hay gần người vận hành nhất), và thường được cấu hình bằng loại thanh trượt hơn là loại xoay. Fader ổn định lượng tín hiệu gởi đến những phần output (hay submaster) của mixer.
Từ góc độ của người vận hành, chức năng kiểm soát bất kỳ mức độ nào, đại khái có thể so sánh với một van nước đơn giản, có thể làm giảm cường độ tín hiệu, hay ngăn dòng chảy hoàn toàn. (Nhấn mạnh ở đây là từ “đại khái”. Thật ra, những cái kiểm soát được là số lượng gain đạt được, nói cách khác là độ khuếch đại). Điều này được thực hiện bằng biến trở (potentiometer), thường gọi ngắn gọn là pot. Những pot cho phép điều chỉnh, trên cơ sở từng bước, với cường độ của chức năng bất kỳ trên mixer mà switch đơn giản sẽ không làm nổi.
Input của những channel thông thường cho phép có bộ cân bằng riêng cho mỗi channel (onboard EQ). Loại EQ onboard có trong thiết kế mixer dĩ nhiên phụ thuộc vào cả ứng dụng mà mixer đã thiết kế, cũng như (rất nhiều) vào yếu tố chi phí. Mixer đa năng hơn, không có gì đáng ngạc nhiên, có khuynh hướng thiết kế để có EQ onboard linh hoạt và phức tạp hơn. Hiệu quả của EQ onboard đa năng như là EQ với filter sweepable hay parametric phần lớn phụ thuộc vào mức độ kỹ năng của người vận hành. Trong thiết kế của nhiều mixer, như đã đề cập, cũng có thêm một switch low-cut cho phép người vận hành cắt giảm đáp tần thấp của tiếng nói và nhạc cụ treble.
Một input channel điển hình cũng sẽ cung cấp hai hay nhiều phụ gởi (auxiliary send), nó giao tín hiệu đến từng auxilary output riêng biệt. Điều này cho phép người vận hành điều chỉnh riêng số lượng của tín hiệu đó sẽ được gởi đến thiết bị khác thay vì đến amplifier và loa chính, chẳng hạn như để giám sát ampli monitor hay bộ hiệu ứng (effect unit).
Khi vặn biến trở (pot) aux send lên, tín hiệu được đưa vào một đường (line) buss (bus) ( nhánh) bên trong mixer. Buss, như tên của nó, là cách mang theo một nhóm tín hiệu riêng đi dọc theo tuyến tín hiệu chung, ở đây điểm đến là bộ khuếch đại kết hợp, cũng gọi là khuếch đại tổng (summing amplifier) (hay đơn giản, sum amp). Summing amp bên trong mixer đặt ra (put out) một tín hiệu tiêu biểu cho sự kết hợp của tất cả tín hiệu đưa vào buss đó, trong trường hợp này là aux. buss. Aux, kiểm tra tổng thể rồi xác định gain output chung của hỗn hợp auxilary.
Tương tự như vậy, tất cả fader channel cấp dữ liệu tín hiệu của nó vào mixing buss chính (gọi là programing mixing buss) rồi tổng kết lại và sau đó đưa đến output chính của mixer sau khi điều chỉnh bằng fader chính (main fader).
Phần tổng thể (master) của mixer có thể, ngoài việc kiểm soát fader output và bộ phụ trợ tổng (auxilliary master control), còn bao gồm kiểm soát tín hiệu hồi lại (return) từ những bộ hiệu ứng (effect units) để đưa vào hỗn hợp chính (main mix), cũng như truy cập và kiểm tra những tín hiệu input phụ từ những nguồn khác như tape, hay tín hiệu từ output của mixer phụ (mixer phụ gọi là submixer).
Thiết kế phổ biến ở nhiều mixer đa năng liên quan đến việc sử dụng submaster, hay subgroup. Submaster cho phép người vận hành kiểm tra nhiều nhóm input channel trong những chuyên mục, thí dụ như bộ trống, v.v, bằng cách sử dụng những thiết bị chuyển mạch (switch) thích hợp trên input channel. Chắc chắn hữu ích cho quy trình mix khi tín hiệu input có rất nhiều loại khác nhau. Thiết kế tham gia khá nhiều gọi là ma trận (matrix) cho phép người vận hành cho ra nhiều output và gởi từng submix cho mỗi matrix output ở mức độ khác nhau, từ đó thiết lập một thành phần riêng biệt tại mỗi matrix output. Sử dụng tiêu biểu của ma trận là thu âm multitrack tại chỗ và/hay là phương pháp cung cấp vài monitor mix từ mixer chính.
Thiết kế Mixer cho những ứng dụng cơ bản thường không có nhiều tính năng như trên, nhưng có thể gồm EQ onboard bổ sung cho những tín hiệu đã trộn, cũng như có thể là bộ khuếch đại công suất nội bộ (internal power amplifier) có output ra loa. (loại này thường gọi là mixer/amplifier, powered mixer hay PA head).
Mixer Yamaha MG-20 là một mixer hai mươi kênh nhỏ gọn phù hợp cho các buổi biểu diễn, bài giảng, ghi âm và các ứng dụng tương tự. Các máy trộn có mười sau đầu vào mic / line kết hợp với tăng âm