Độ nhạy và Độ méo trong kỹ thuật Micro

 

Giống như bất kỳ một thiết bị âm thanh điện tử nào, khi tìm hiểu và đánh giá micro, chúng ta cũng sẽ bắt đầu từ những thuật ngữ/thông số cơ bản nhất. Trong kỹ thuật về Micro, Độ nhạy và Độ méo là hai thuật ngữ được nhắc tới khá nhiều. Vậy cụ thể Độ nhạy và Độ méo là gì? Chúng có ảnh hưởng như thế nào tới hoạt động của micro? Trong bài viết dưới đây, tca.vn sẽ chia sẻ cho các bạn những thông tin hữu ích nhất.

 

Micro

 

1. Độ nhạy (Sensitivity)

Mức độ output của micro ở một mức độ áp lực âm thanh nhất định thường được gọi là độ nhạy (sensitivity) của nó. Độ nhạy thường không phải là một tham số hữu ích cho việc đánh giá chất lượng của micro nhưng có thể quan trọng trong việc đánh giá sự điều chỉnh âm lượng đạt yêu cầu của mixer.

Độ nhạy cao đôi khi có thể giúp gia tăng tỷ lệ giữa tín hiệu và tiếng nhiễu, cho dù nó không bao giờ được coi là phương tiện chính để xem xét cho việc làm giảm tiếng nhiễu. Thông thường nhất, độ nhạy được đo tại 1.000Hz và nêu ra bằng số dBu hay dBm cho mỗi Pascal (1 Pa = 10 dynes trên mỗi cm vuông, tương đương với 94db SPL). Đôi khi cũng sử dụng cách đo bằng số dBu hay dBm cho mỗi dyne/sq. cm.

Micro

2. Độ méo (Distortion)

Độ méo là một khái niệm dùng để chỉ sự biến đổi/chênh lệch giữa tín hiệu đầu vào gốc với tín hiệu âm thanh tái tạo do bất kỳ yếu tố nào gây ra. Thông thường tổng méo họa âm (Total harmonic distortion - THD) dưới 1% tại 1.000Hz thường coi là chấp nhận được cho microphone chất lượng cao. Thống kê mức độ áp suất âm thanh tối đa cho micro thường tham chiếu đến tỷ lệ THD này. Sự méo dạng tạm thời (hay thiếu đáp ứng tạm thời tốt) có thể đáng chú ý trong nhiều micro loại moving coil, do khối lượng của màng chắn/cách lắp ráp cuộn dây. Micro condenser, micro ruban và hầu hết thiết kế nào có nam châm neodymin có khuynh hướng giảm đáng kể sự méo dạng tạm thời nhiều so với thiết kế moving coil truyền thống. 

 

 
Micro

 

Xem thêm:

TCA lắp đặt âm thanh