Sự suy giảm tần số cao trong không khí


Sự suy giảm tần số cao là yếu tố đặc biệt quan trọng trong môi trường lớn. Những tần số cao bị mất nhiều hơn, do đó nó khó phát tán qua khoảng cách xa hơn có hiệu quả. Nói đơn giản, tần số thấp được mang đi xa hơn tần số cao. Hình minh họa dưới đây cho thấy tỷ lệ sự hao hụt gần đúng, trên mỗi đơn vị khoảng cách, cho những giải tần số ở phần trên cao phổ âm thanh.

 

Sự suy giảm âm thanh trong không khí

sự suy giảm tần số cao trong không khí

Loại hao hụt này do ma sát giữa những phân tử không khí, xảy ra ngoài sự lan truyền hình học của âm thanh, đã mô tả bằng luật bình phương nghịch đảo. Năng lượng này được biến đổi thành nhiệt năng (thực tế, giá trị nhiệt rất nhỏ, ước tính sản lượng toàn bộ công suất âm thanh của một trận bóng đá trong một sân vận động đông người chỉ cho ra khoảng năng lượng đủ nung nóng một tách trà). Sự suy giảm này xảy ra theo đơn vị khoảng cách, không theo tỷ lệ khoảng cách.

Loại hao hụt này làm tăng mức độ nghiêm trọng khi tần số gia tăng vì có sự tương tác nhiều hơn giữa những phân tử riêng làm tăng tần số. Số lượng suy giảm tần số cao cũng thay đổi đáng kể theo độ ẩm ướt.

Ảnh hưởng thực tế của loại suy giảm này, trong môi trường rất lớn như sân vận động ngoài trời và cổng trường lớn khác, khán giả ở xa hơn sẽ có khuynh hướng nghe âm thanh thiếu tiếng suýt (zip) đáng kể. Một cách tiếp cận phổ biến khá hiện đại để giải quyết vấn đề này là sử dụng những thiết bị bổ sung tần số cao, đặt tương đối gần những bộ phận khán giả phía sau, có output bị delay, do đó, nó sẽ đồng bộ với sự xuất hiện của âm thanh từ những cụm loa chính.

Sự suy giảm tần số cao, cần phải xem xét hoạt động của hệ thống âm thanh trong môi trường rất lớn. Loại suy giảm này gia tăng trầm trọng trong những tần số cao nhất. Nó cao đáng kể trong khoảng độ ẩm tương đối 10% đến 25% (ít hơn mức này chỉ thấy trong khí hậu khô cằn nhất). Lưu ý, thí dụ ở 112kHz bị suy giảm nhiều, đến hơn 10dB, ít nhất là 100ft, tùy thuộc vào độ ẩm. Thật thú vị, khi không khí ẩm hơn, lượng suy giảm thật sự giảm.

Với người đọc không quen, đây là sự mô tả về vài khía cạnh điện rất cơ bản. Trong hình 4.4, nước chạy bằng cánh gàu dùng để cung cấp năng lượng cho động cơ vào điểm cuối đối diện nó. Bằng cách này, nó tạo ra dòng chảy liên tục theo một hướng, do đó năng lượng áp dụng ở một nơi bị chuyển đến thiết bị ở nơi khác. Điều này cũng tương tự như dòng điện một chiều (Direct Current) (DC).

Trong hình, cánh gàu di chuyển liên tục theo nhiều hướng thay đổi, trước tiên hướng tới, rồi ra phía sau, để cung cấp điện cho thiết bị được thiết kế để đáp ứng với sự thay đổi như vậy. Điều này tương đương với dòng điện xoay chiều (Alternating Current) (AC). Máng và đường đôi của nó khá tiêu biểu cho cable điện có hai dây dẫn dòng tải, do đó có thuật ngữ mạch điện (circuit).

Định luật Ohm

Có sự quan hệ khá trực tiếp giữa những lực bị tác dụng bởi nguồn điện và luồng dẫn của những điện từ đi qua mạch điện. Điều này mô tả bằng công thức nổi tiếng, gọi là định luật Ohm:
V/(R hay Z) = I
V = Volttage (điện thế tính bằng volt)
R hay Z = điện trở hay trở kháng (tính bằng ohms, ký hiệu là Ω)
I = dòng cảm ứng (dòng chảy điện từ, tính bằng ampe)

Ở đây, dòng chảy điện tử (dòng, cường độ) được thể hiện tỷ lệ thuận với năng lượng phát sinh (điện thế, voltage) và tỷ lệ nghịch với điện trở hay trở kháng trong mạch. Bằng công thức thông thường, sự tăng gấp đôi điện thế -voltage- (điện năng, hay áp lực) sẽ làm dòng ra (cường độ) tăng gấp đôi (số lượng điện tử chảy qua mạch). Khi nhân đôi trở kháng (hay điện trở) sẽ cắt giảm một nửa dòng điện.

Thuật ngữ điện trở (resitance) áp dụng đối với dòng điện một chiều. Impedance (trở kháng, tổng trở) (ký hiệu là Z) áp dụng cho bất kỳ loại dòng điện xoay chiều nào, bao gồm cả tín hiệu âm thanh. Với ý nghĩa đó, trở kháng có thể hiểu là sức đề kháng của mạch điện với sự chuyển động sóng sine (sine- wave motion) của một tần số nhất định. Nó bao gồm điện trở DC kết hợp với mạch điện kháng bổ sung tới dòng điện xoay chiều. Kết quả, trở kháng đo được sẽ cao hơn điện trở.

Trong khi định luật Ohm mô tả sự quan hệ giữa điện thế, trở kháng và kết quả của những điện tử, một công thức cơ bản khác được sử dụng để hiển thị giá trị thực tế của công suất-power (rất khác với từ áp lực-pressure) sinh ra, đi vào mạch điện. Power (năng lương-công suất) có khả năng làm một số công việc (chẳng hạn như di chuyển cone loa hay truyền động mạch điện tử). Điều này được thể hiện bởi:
V x I = P
V    = điện thế (tính bằng volt).
I     = dòng cảm ứng (đo bằng ampe) A
P    = Power-công suất (đo bằng watt)

Công thức này cho thấy lượng điện năng trong mạch điện tiêu tan thật sự (sử dụng hết) tại thời điểm nhất định sẽ cân xứng với cả áp lực điện (điện thế) lẫn dòng điện tử (cường độ). Bằng sự quan hệ này tín hiệu có điện thế cao/dòng thấp tương đối có thể liên quan đến mức công suất tương tự như tín hiệu có điện thế thấp/dòng cao tương đối. Nếu có liên quan cùng một công suất, nó có thể là cả hai, khi khai thác đúng cách, sẽ thực hiện cùng một lượng công việc.

Có thể chuyển đổi một lượng công suất nhất định để thay đổi tương đối lượng điện thế và dòng điện. Thường sử dụng loại chuyển đổi (transforming) này trong việc phân phối hệ thống âm thanh có liên quan đến nhiều loa có mức độ từ thấp đến trung bình, cũng như trong nhiều khía cạnh hoạt động âm thanh khác, đặc biệt trong thiết bị điện tử.

 

Một mô phỏng tương tự (analogy) cho người chưa quen với những thuật ngữ điện cơ bản

sự suy giảm tần số cao trong không khí

Dùng máng A ở đây để dễ minh họa. Dòng điện sẽ so sánh phần nào với nước qua ống (mặc dù sự so sánh này chưa hoàn hảo). Áp lực nước sẽ tiêu biểu cho điện thế. Số lượng dòng chảy thực tế sẽ tiêu biểu cho cường độ, đo bằng ampe hay milli ampe (một phần ngàn ampe).

Tín hiệu âm thanh là một dạng điện AC, mặc dù thường ở mức điện thế thấp hơn nhiều so với hệ thống điện 115 (hay 230) volt (trừ đầu ra loa của ampli công suất cao, một số có thể cho ra điện thế hơn 115 volt khi đẩy lên công suất tối đa, có khả năng xảy ra nguy hiểm và có thể bị giật khi xử lý vật liệu không cách điện hay tiếp xúc với thiết bị nối đầu cuối của dây loa trong hệ điều hành). Trong thảo luận tình cờ liên quan với pro-sound, mặc dù điện AC được hiểu là sự cung cấp nguồn điện 115 volt.

Tần số điện AC chuẩn ở Mỹ là 60Hz, và một hệ thống có dây nối đất không đúng cách thường có khuynh hướng tạo ra tần số này, cùng với nhiều họa âm của nó sẽ xuất hiện tại những output âm thanh. (60Hz, 120Hz, 180Hz, v.v thường biểu hiện như hum (ủ), và những họa âm cao hơn là những tiếng rì rầm-buzz.

 

Vật lý tương tự (analogy) đơn giản của định luật Ohm

sự suy giảm tần số cao trong không khí

Đẩy một cái thùng chạy dọc sàn nhà liên quan đến năng lượng có phần so sánh với định luật Ohm. Với một số lượng áp lực (điện thế) nhất định, khi tăng gấp đôi ma sát (trở kháng) sẽ giảm sự chuyển động của một cái thùng (hay loa) đi một nửa. Theo decibel, sự khác biệt này tương đương với 3dB.

 

Mạch nối tiếp và song song (Series and parallel Circuit)

sự suy giảm tần số cao trong không khí

Để hiểu trở kháng là gì khi kết nối nhiều loa, sự tương tự (analogy) trong hình không hữu ích lắm. Ở đây, nếu tưởng tượng ra một cặp ống nước có thể làm sáng tỏ vấn đề hơn.

 

Tăng âm truyền thanh TOA A-2120

Tăng âm truyền thanh TOA A-2120

Tăng âm truyền thanh A-2120  có đầy đủ các đặc điểm tốt nhất của công nghệ Nhật Bản: Bền đẹp, gọn gàng, xử lý âm thanh thông báo tuyệt với . Hãy sử dụng nó để cảm nhận chất lượng âm thanh  nhập khẩu công nghệ Nhật Bản.  Hình thức sang trong, kiểu cách chuyên nghiệp, sử dụng dễ dàng. Toa A-2120 chắc chắn sẽ khiến bạn hài lòng.

Tăng âm truyền thanh TOA A-2120 có 3 ngõ vào cân bằng điện tử cho micro, 2 ngõ vào AUX và ngõ ra cho ghi âm. Điều chỉnh âm sắc hiệu quả cả 2 âm bass và treble. Có thể hoạt động ở 2 chế độ điện áp AC và DC. Có nguồn Phantom cung cấp cho đường MIC1( cấp nguồn khi sử dụng loại micro tụ điện)
 

 

Xem thêm:

TCA lắp đặt âm thanh