Tỷ lệ của bất kỳ loại chuyển động nào tự lập lại chính nó gọi là tần số. Với sóng âm thanh, tần số được đo bằng chu kỳ (cycle) trên mỗi giây, hay hertz.
Thí dụ, ở hình trên đây, trong một giây, nếu cone loa đã hoàn tất chuyển động thứ hai, tần số của nó sẽ là một chu kỳ/giây, hay một hertz (Hz). Nếu chuyển động này xảy ra một trăm lần mỗi giây, tần số (và hình thành các sóng âm thanh) sẽ là 100Hz. Nếu chuyển động xảy ra một ngàn lần mỗi giây, tần số của nó sẽ là 1000Hz hay kilohertz (1kHz). Khi tần số không kéo dài trọn một giây, tần số nói về số của chu kỳ (cycle) đó sẽ xảy ra nếu nó cứ để tiếp tục tuần hoàn thứ hai có tỷ lệ tương tự.
Tai của con người có khả năng nghe suốt một giải tần số gọi là phổ âm thanh, hay đơn giản là giải âm tần. Nói chung, phạm vi này được coi là từ 20Hz lên đến 20.000 Hz (20kHz). Trong giới hạn xấp xỉ này, tần số phù hợp chặt chẽ với cảm giác về cao độ âm thanh (pitch) tạo ra trong tai (tần số cao hơn, sẽ nghe được cao độ âm nhạc (pitch musical) cao hơn).
Phổ âm thanh là giải tần kéo dài khoảng mười bát độ (octave), hay nhân đôi tần số. Khái niệm về bát độ là vấn đề cơ bản trong việc nghiên cứu âm nhạc, nhưng rất hữu ích và quan trọng trong việc nghiên cứu âm thanh nói chung nữa. Bát độ miêu tả một tỷ lệ (tỷ lệ 2:1), và nó là tỷ lệ giữa những tần số khác nhau mà tai chúng ta nghe chấp nhận, chứ không phải giá trị số thực tế giữa những tần số này. Thí dụ, mức giữa của phổ âm thanh không phải là số Hz ở khoảng giữa 20 và 20.000 (mà sẽ là 10.010). Đúng hơn, nó là ở giữa số lượng bát độ từ 20 đến 20.000 Hz, đó là khoảng 640Hz (xem hình).
Mười bát độ (octave) của phổ âm thanh có thể tưởng tượng giống như keyboard organ, tạo ra tất cả âm thanh mà tai con người có thể nghe được. Mỗi âm thanh có những đặc điểm riêng, chủ yếu là do: (1) những tần số có liên quan, (2) sự tương đối về cường độ, và (3) cách thức tần số và cường độ thay đổi theo thời gian.
Đường phân chia phổ âm thanh thực ra hơi độc đoán.
Thông thường, điểm giữa của phổ âm dùng cho mục đích kỹ thuật, khoảng 1kHz. Giải tần rất rộng của hệ thống âm thanh tiêu biểu chỉ cần nhân bản từ khoảng 40Hz đến 14kHz. Trong thực tế, thậm chí ngay cả những (tin hay không, tùy) tần số cực thấp và cao này đều dùng cho hầu hết ứng dụng âm nhạc. Tuy nhiên, việc định rõ bên trên giải này đôi khi có thể là dấu hiệu đặc trưng mà thiết bị có thể đặt đến tần số cần có với hiệu quả hợp lý.
Phổ âm thanh cũng có thể chia thành nhiều nhóm thập phân (decade), là ngôn ngữ âm thanh dùng để chỉ những giải tần nằm trong phạm vi tỷ lệ mười-một (ten-to-one). (Điều này cũng gọi là thứ tự của cường độ, thể hiện những nhịp đếm bằng việc bổ sung một số không vào cuối của bất kỳ số nào). Những giải tần âm thanh có nhịp đếm khoảng ba nhóm thập phân: từ 20Hz đến 200Hz, từ 200Hz đến 2000Hz, và từ 2000Hz đến 20.000 Hz. Điều này có ích khi chia phổ âm thanh, vì thiết bị loa riêng biệt trong những ứng dụng pro-sound vốn đã bị hạn chế khoảng một nhóm thập phân của giải tần số hiệu quả.
Cần lưu ý, tai con người rất nhạy với tần số phổ âm biến đổi khác nhau. Vài tần số dễ nghe được hơn những tần số khác, và giới hạn trên dưới của đường phân chia không có nghĩa là bất di bất dịch. Thay vào đó khả năng nghe dần dần sẽ giảm ở hai cực âm phổ (và giữa mỗi người cũng có thể rất khác xa). Sẽ giải thích trong chương 3, lý do tại sao có điều này và đặc điểm đặc biệt khác của tiến trình cảm tính con người có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng hệ thống âm thanh.
Micro không dây TOA UHF WT5810 + WM525
Bộ thu phát tín hiệu: WT5810
Nguồn điện: nguồn AC chính (sử dụng AC-DC adaptor)
Đáp tuyến tần số: 100Hz~10KHz
Tần số thu: 692~865MHz, UHF
Ngõ vào Mixer: -20dB, 10KΩ (không cân bằng)
Micro không dây:WM5225
Microphone: Micro tụ điện
Hướng cực: Đa chiều
Dải tần: 576~932MHz, UHF
Kênh lựa chọn: 64 kênh
RF: 50mW hoặc ít hơn
Tần số âm săc: 32,768KHz
Bộ dao động: PLL tổng hợp