Một không gian riêng tại nhà cho bạn và người thân thưởng thức âm nhạc, xem phim hay hòa mình vào những pha thể thao đỉnh cao... sau những giờ làm việc là một điều tuyệt vời. Để có một hệ thống giải trí vừa ý tại nhà thì cũng không quá khó nến chúng ta ném được một số điểm quan trọng khi thiết lập các thiết bị nghe nhìn này. Và mình xin phép tổng hợp thông tin từ một số bài báo và từ chính kiến thức của bản thân thành bài viết này, hy vọng sẽ giúp được phần nào anh em trong việc lựa chọn hệ thống giải trí tại gia đình mình.
Bước 1: XÁC ĐỊNH NHU CẦU
- Trước tiên bạn nên xác định rõ bạn sẽ dùng hệ thống vào việc gì nhiều nhất? Nghe nhạc, xem phim, karaoke hay những mục đích khác? Nếu để karaoke là chính và đôi khi nghe nhạc thì hãy chọn 1 bộ loa stereo full-range cùng 1 ampli phù hợp. Nếu "gu" của bạn là âm nhạc, 1 bộ loa streo 2.1 đã có thể đáp ứng đủ nhu cầu của bạn. Còn để nghe nhạc, xem phim, theo dõi thể thao hay những show trỉnh diễn trên TV hay một vài mục đích khác thì 1 hệ thống Surround đa chức năng chính là lựa chọn phù hợp nhất.
Bước 2: XÁC ĐỊNH VỊ TRÍ ĐẶT HỆ THỐNG
I, Bước này sẽ giúp bạn hoạch định trước vị trí của thiết bị, góc đặt TV, hệ thống âm thanh, và quan trọng nhất là giúp bạn tiên đoán và tránh rủi ro trong quá trình lắp đăt hệ thống sau này:
- TV không được đặt đối diện với nguồn sáng, nó sẽ gây lóa mắt khi theo dõi.
- Không đặt loa gần cửa ra vào vì sẽ dễ làm ngã loa hay che mất tiếng từ loa khi mở cửa.
- Đặt hệ thống gần với ổ cắm điện để tránh trường hơp sau khi lắp đặt phải dùng những ổ nối điện chạy dọc sàn nhà rất bất tiện, thiếu thẩm mỹ và không đảm bảo an toàn.
- Đặt hệ thống ở những vị trí thích hợp để có góc quan sát tốt, vị trí ngồi thoải mái cho gia đình, khoảng cách từ vị trí ngồi đến hệ thống sẽ phụ thuộc vào kích thước màn hình và cũng sẽ ảnh hưởng đến vị trí đặt loa.
Bước 3: CHỌN THIẾT BỊ
II, HÌNH ẢNH:
- Nên chọn những thiết bị hiển thị độ nét cao (HD-High definition). Hai dạng TV phổ biến hiện này là LCD và Plasma, tuy sử dụng công nghệ khác nhau nhưng đều cho chất lượng rất tốt. TV Plasma thường có kích thước lớn (42''-60"+), fan thể thao thường thích Plasma do độ mượt cao khi hình chuyển động nhanh. TV LCD thường mỏng và nhẹ hơn so với Plasma, đồng thời cũng tiết kiệm điện với có nhiều kích thước hơn để chọn ( 22"-60"+). Bạn còn có thể lựa chon TV LED (hơn nữa là LED 3D)- một loại TV mới có kích thước siêu mỏng, độ nét và tuổi thọ cao với mức tiêu thụ điện năng thấp. Bạn nên lựa chọn TV phù hợp với kích thước và nội thất phòng khách.
- Mình xin đưa 1 số con số cụ thể sau:
III, ÂM THANH: Một hệ thống âm thanh thông thường có 2 dạng:
- Hệ thống loa toàn dãy (full-range): Là hệ thống loa truyền thống, phát ra tần số âm thanh toàn dải từ âm trầm (bass) cho đến âm cao (treble) dùng để nghe nhạc và hát Karaoke tại nhà. Hiện nay trên thị trường có model loa 301 series V được nhiều người chọn mua để nghe nhạc và karaoke. Loa được thiết kế với kỹ thuật Trực tiếp/ Phản hồi (Direct/ Reflecting), với cách bố trí loa bass, loa treble bên trong thùng loa thật hợp lý giúp âm thanh phát ra rộng và nghe đều tại mọi vị trí trong không gian sử dụng. Bên cạnh đó JBL cũng là thương hiệu được 1 số đông khách hàng khác ưa chuộng vì kiểu dáng ngầu truyền thống và âm thanh trong trẻo.
- Hệ thống loa Bass và loa Treble riêng biệt (2.1): Hệ thống loa này thường có từ 2 loa vệ tinh (satellite) kích thước nhỏ trở lên đảm nhận phần tín hiệu tần số trung và cao đi kèm với một hay nhiều loa bass chuyên phát tiếng trầm. Do tiếng trầm chiếm phần lớn công suất của hệ thống nên loa bass có kích thước rất lớn. Tuy nhiên, do đặc tính không định hướng của âm trầm nên ta có thể giấu nó vào nơi góc khuất tầm nhìn ( như cạnh kệ, góc nhà....)
- Hệ thống tái tạo âm thanh đa chiều ( Surround): Hệ thống sử dụng từ 5 loa trở lên, do được tăng cường thêm các loa vệ tinh đặt xung quanh người nghe, cho phép cảm nhận đầy đủ về không gian. Hệ thống 5.1 là cấu hình cơ bản của một "rạp hát gia đình" bao gồm hai loa trước, 1 loa trung tâm, hai loa Surround phía sau và một loa bass. Một hệ thống rạp hát gia đình tiêu chuẩn Dolby Digital hay DTS thường được thiết kế trên cấu hình 5.1 này.
IV, Dù là hệ thống Stereo hay Surround thì một hệ thống tốt phải đáp ứng những yêu cầu sau:
V, THIẾT BỊ KÈM VỚI LOA:
- Với hệ thống loa chưa có Amplifier , hãy dựa vào thông số của hệ thống loa như số kênh (channel), công suất của từng kênh (Watt/channel) để chọn mua ampli phù hợp. Ví dụ 1 cặp loa có công suất 75W/channel, bạn nên chọn ampli có công suất tối thiểu từ 75W/channel trở lên, nó sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa khả năng của loa và ampli không bị vượt quá công suất trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên đôi khi việc sử dụng ampli rời lại gây khó khăn phức tạp cho người sử dụng trong việc lắp đặt, kết nối và cân chỉnh hay mở rộng hệ thống.
- Với xu hướng Công nghệ ngày nay, những nhà sản xuất đã đưa ra những bộ sản phẩm "tất cả trong một" , hệ thống loa với ampli tích hợp và các chức năng xử lý tín hiệu hình ảnh và âm thanh; những tính năng thông minh như hướng dẫn, quản lý kết nối trực quan trên màn hình TV; điều khiển toàn bộ các thiết bị kết nối vào hệ thống chỉ từ remote của hệ thống...
Bước 4: BỐ TRÍ LOA:
Chất lượng âm thanh ảnh hưởng bởi nhiều yếu tốt như chất lượng loa, không gian bố trí loa, vị trí đặt loa, vị trí của người nghe,.... và dĩ nhiên là còn phụ thuộc vào cảm nhận của từng người nghe.
MÁCH BẠN 1 CHÚT:
- Nội thất phòng khách: Tường trơn, sàn, trần là những nơi sẽ phản hồi âm thanh ; thảm, màn, ghế sofa, và cả con người là những vật hút âm, bạn nên cân bằng giữa những vật hút âm và phản âm để đạt được chất lượng âm thanh như mong muốn.
Điều chỉnh vị trí loa: hãy bắt đầu những vị trí tiêu chuẩn như hướng dẫn và nghe thử. Nếu chưa thấy vừa ý, hãy điều chỉnh góc độ, vị trí, lưu ý là mỗi lần chỉ chỉnh một chút thôi nhé, và lập lại cho đến khi bạn tìm được 1 vị trí như ý.
+ Nếu bạn muốn tăng cường cho hệ thống, hãy ưu tiên chọn mua các thiết bị khác của cùng một hãng, nó sẽ khiến hệ thống hoạt động một cách đồng bộ và tốt nhất. Trong trường hợp không có, hãy xem kỹ các thông số yêu cầu trước khi chọn lựa.
- Tính thẩm mỹ: đây cũng là 1 yếu tốt rất quan trọng , để đảm bảo tính thẩm mỹ cho căn phòng và cả ngôi nhà của bạn, khi lắp đặt hệ thống, hãy làm gọn hệ thống dây điện và dây tín hiệu, tốt nhất là giấu chúng đi bằng cách để sau những vật dụng, đi âm trong tường hoặc đi nẹp. Hãy chọn những hệ thống càng ít dây dẫn và phụ kiện sẽ càng tuyệt vời hơn.