Một sự kiện thành công là sự kết hợp của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có sự đóng góp của hệ thống ánh sáng. Vì vậy, hệ thống ánh sáng sân khấu chuyên nghiệp rất quan trọng đối với việc vận hành những tiết mục trên sân khấu. Ánh sáng trong sự kiện thường được tạo thành bởi những loại đèn. Dưới đây là những ưu- nhược điểm của các loại đèn sân khấu thường dùng.
Ưu điểm: Đèn Moving head tạo góc quét ngang và dọc linh hoạt cùng những hiệu ứng đặc biệt giúp cho sân khấu luôn lung linh huyền ảo.
Nhược điểm: Hệ thống đèn này tạo chuyển động tương đối chậm nên kém linh hoạt hơn các thiết bị khác.
Ưu điểm: Đèn Scanner có nhiều hiệu ứng khác nhau và cường độ chiếu sáng mạnh. Khi sử dụng loại đèn này, bạn sẽ không phải lo chúng tỏa nhiệt cao khi vận hành vì giờ đây, nhà sản xuất đã có cách để làm chúng luôn luôn mát.
Nhược điểm: Cồng kềnh là nhược điểm lớn nhất của đèn Scanner. Vì thế, đèn chỉ thích hợp sử dụng trong các sự kiện lớn và treo ở một góc cố định.
Ưu điểm: Đèn Follow cho ánh sáng trắng, tròn, chiếu trực tiếp từ trên cao xuống vào đối tượng đang phát biểu hoặc trình diễn để thu hút sự chú ý của mọi người.
Nhược điểm: Loại đèn này muốn hoạt động cần phải có người ở phía trong điều khiển. Vì vậy, thiết bị này không phù hợp để áp dụng ở các dịch vụ tổ chức sự kiện quy mô nhỏ hay đội ngũ nhân sự hạn chế.
Ưu điểm: tên gọi khác của đèn Strobe light là đèn chớp. Loại đèn này có khả năng chớp nháy liên tục và có thể điều chỉnh nhanh, chậm tùy ý thích. Vì vậy, loại đèn này thường được kết hợp cùng với các hiệu ứng của âm thanh để mang lại tác dụng tốt nhất cho sự kiện.
Nhược điểm: Đèn này chỉ có tác dụng lớn trong những buổi biểu diễn về âm nhạc và khi kết hợp cùng các thiết bị ánh sáng khác đi kèm.
Ưu điểm: Đèn Ánh sáng sân khấu tạo ra bởi đèn PAR 64 mượt và không bị phản chiếu. Ngoài ra, thiết bị này còn rất nhỏ gọn, thông minh và có thể thay đổi theo nhiều hiệu ứng sinh động